Công nghệ 360 – Blog công nghệ Việt Nam và Thế giới

Chuyên trang blog công nghệ 360 cập nhật chia sẻ kiến thức về công nghệ mới nhất, chia sẻ kiến thức thủ thuật về công nghệ hiện đại…

Nguyên nhân khiến máy tính bị đơ  và cách cài lại Win 10 cho máy tính của bạn

Nguyên nhân khiến máy tính bị đơ  và cách cài lại Win 10 cho máy tính của bạn

Máy tính laptop khi sử dụng một thời gian dài sẽ gặp tình trạng đơ, chậm, không còn mượt mà. Tình trạng máy tính bị đơ sẽ gây ra nhiều phiền toái cho bạn trong quá trình bạn sử dụng và làm việc. Ở bài viết này, Sửa chữa laptop 24h sẽ chỉ ra một số nguyên nhân khiến máy tính hay bị đơ và cách cài lại Win 10 hỗ trợ khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân khiến máy tính hay bị đơ

Có quá nhiều tập tin rác

Trong quá trình dùng máy tính, đặc biệt là trong những thao tác như cài đặt phần mềm mới, sử dụng Word, Excel, truyền nhận file,..máy tính tự động sinh ra những file rác và tích tụ lại thành số lượng lớn, từ đó khiến máy tính chậm hơn, hay bị đơ hơn.

Cài đặt nhiều hiệu ứng đồ họa, biểu tượng trong suốt

Các máy tính cấu hình yếu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng hay bị đơ, chậm nếu máy tính đó để hiệu ứng đồ họa và biểu tượng trong suốt.

Do lỗi Card màn hình

Trong quá trình khởi động lại hệ điều hành hoặc khi máy tính của bạn đang xử lý ảnh có độ phân giải cao, chơi các tựa game nặng, chiếm dung lượng, máy tính của bạn xuất hiện tình trạng đơ, giật thì rất có thể nguyên nhân là do lỗi card màn hình.

Do phần cứng không tương thích với phiên bản Win hiện tại ở máy tính của bạn

Có thể chúng ta sẽ gặp phải hiện tượng một phần cứng nào đó của máy tính không tương thích với phiên bản hệ điều hành hiện tại, gây ra tình trạng máy liên tục đơ, giật, chậm, không ổn định. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể thử cài phiên bản Win khác cho máy tính và theo dõi.

Cách cài lại Win 10 cho máy tính của bạn để khắc phục trình trạng máy tính hay bị đơ

Cách cài win 10 bằng USB

  • Bước 1: Thiết lập thời gian, bàn phím, sau đó nhấn Next
  • Bước 2: Nhấn Instal now
  • Bước 3: Nhấn I don’t have a product key
  • Bước 4: Chọn hệ điều hành Windows 10 muốn cài đặt, sau đó nhấn Next.
  • Bước 5: Tích chọn I accept the license terms sau đó nhấn Next
  • Bước 6: Chọn Custom: Install Windows only (advanced)
  • Bước 7: Chọn ổ đĩa cứng muốn cài đặt hệ điều hành lên, nhấn Next
  • Bước 8: Quá trình cài đặt sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 10-15 phút tùy thuộc vào cấu hình máy tính của bạn nhanh hay chậm
  • Bước 9: Sau khi đã cài đặt xong thiết bị sẽ khởi động lại và quay trở lại màn hình thiết lập lần đầu sử dụng
  • Bước 10: Nhấn Use Express settings để thiết bị tự động thiết lập cho lần đầu sử dụng, nhấn Customize để tự tùy chọn các thiết lập.
  • Bước 11: Chọn I own it sau đó nhấn Next
  • Bước 12: Nhấn Skip this step để bỏ qua bước đăng nhập tài khoản Microsoft
  • Bước 13: Tạo tài khoản đăng nhập và mật khẩu đăng nhập cho máy tính
  • Bước 14: Nhấn Not now để tạm thời bỏ qua việc sử dụng trợ lý ảo Cortana
  • Bước 15: Chờ trong giây lát để thiết bị thiết lập cho lần chạy đầu tiên, không được tắt máy trong thời gian này.

Và bây giờ bạn có thể sử dụng Windows 10 trên máy tính của mình.

Bạn có thể quan tâm tới bài viết:

Quản trị viên

Đây là tài khoản quản trị viên đăng tải các bài viết được người dùng và bạn đọc gửi.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm x