Thuế thu nhập cá nhân chắc hẳn ai cũng biết nhưng để hiểu rõ về công thức tính thuế thu nhập cá nhân thì không phải ai cũng nắm được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về công thức tính thuế thu nhập cá nhân để luôn được đảm bảo quyền lợi và chấp hành đúng pháp luật.
Những điều cần biết về công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Cơ sở nào để xây dựng công thức tính thuế thu nhập cá nhân và tại sao lại có những mức đóng thuế thu nhập cá nhân khác nhau?
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ sau:
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Những đối tượng nào cần đóng thuế thu nhập cá nhân
Những đối tượng cần nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tuy nhiên, không phải tất cả cá nhân đều phải nộp thuế, mà chỉ người có thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế.
Hay nói cách khác, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính cụ thể như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (2)
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn (3)
Sau khi nắm được công thức, ta sẽ tính được thuế thu nhập cá nhân bằng các bước như sau:
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).
Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng phương pháp tính thuế sau theo đúng đối tượng.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân rút gọn
Để việc tính toán dễ dàng hơn, ta có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 05 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế) | 5% TNTT |
2 | Trên 05 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
Những khoản thu nhập không bị áp thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế là khoản thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Như vậy, phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Trên đây là những điều bạn cần biết về công thức tính thuế thu nhập cá nhân. YouHomes mong rằng bạn đã đủ những thông tin cần thiết để luôn được đảm bảo quyền lợi và tuân thủ đúng pháp luật về việc đóng thuế .
Xem thêm: