Các loại hầm biogas ở Việt Nam

Hầm biogas hiện nay có nhiều loại với mỗi loại sẽ có những đặc điểm và ưu điểm khác nhau, quan trọng hơn người sử dụng phải đúng mục đích và tiết kiệm chi phí là những yếu tố quyết định đến sự lựa chọn loại nào cho phù hợp, bài viết này sẽ giới thiệu các loại hầm biogas hiện nay đang tồn tại ở Việt Nam, mọi người cùng xem qua.

Hầm biogas được xây bằng gạch

Loại hầm này thích nghi với nhiều loại hình chăn nuôi có quy mô khác nhau, có thể thiết kế lớn nhỏ tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Chi phí lắp đặt

Về phương diện chi phí xây dựng thì đây là loại hình có chi phí rẻ khoảng 2 triệu đồng/ m3, nếu hộ gia đình có thể tự xây hầm thì chi phí nhân công được tiết kiệm rất nhiều mà chỉ tốn chi phí nguyên vật liệu thôi. Loại hình này phù hợp với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng đủ kinh phí hoặc diện tích lắp đặt để sử dụng các loại hầm biogas khác.

Hầm biogas được xây từ gạch
Hầm biogas được xây từ gạch

Ưu điểm

+Tự do thiết kế và điều chỉnh theo diện tích có sẵn của từng hộ chăn nuôi, điều này tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi có diện tích nhỏ mà các loại hầm khác không đủ diện tích để sử dụng.

+Chi phí mua nguyên vật liệu rẻ, việc xây dựng mang tính thủ công không quá mất công đầu tư vào các loại hình khác nếu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Nhược điểm

+ Vì đây là phương pháp thủ công nên mang nhiều vấn đề cần phải giải quyết như việc xây cất quá tỉ mỉ nếu không sẽ dễ dẫn đến việc thoát khí do có lỗ hổng. Rất dễ bị môi trường bào mòn hoặc ăn mòn từ bên trong gây nên hiện tượng lún, nứt, dò khí,…

+ Để tạo ra được một hầm biogas đạt chất lượng để sử dụng cần quá trình lên mên rất lâu và cần nhiều nguyên liệu.

+ Nếu cần thuê thợ thi công thì việc xây dựng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí, cũng không đảm bảo được độ kín khi thi công hoàn tất.

+ Không thể tự điều chỉnh khí gas dẫn đến nguy hiểm nếu không có van bảo vệ để xả gas khi cần.

+  Phải dọn dẹp lấy váng định kì để đảm bảo chất lượng đợt sau, vì vậy công sức bỏ ra dọn dẹp cũng rất tốn kém.

+ Chỉ có thể xây dựng cố định, không di chuyển sang các địa điểm khác được.

+ Hiệu quả lên khí gas không cao

+ Khó bão dưỡng và gây ô nhiễm môi trường, nước thải có mùi rất nặng, khó xử lý.

Hầm biogas làm bằng nhựa composite

Composite là một chất liệu nhựa ưu việt, vượt trội hơn hẳn nhựa thông thường và còn được sử dụng để chế tạo các vật liệu chịu được áp lực cơ học cao. Chính vì thế, hầm biogas composite đang được người dân dần chuyển đổi sang sử dụng từ hầm biogas gạch. Nhận thấy rằng, vật liệu composite chịu được lực cao, dễ lắp đặt, và kín khí nên hầm đạt hiệu quả tương đối.

Chi phí lắp đặt

Hầm có chi phí tương đối cao 2 triệu đồng / m3, trong khi không thể điều chỉnh theo diện tích có sẵn mà đã được thiết kế từ trước. Việc này cũng gây ra một số bất lợi đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, không đủ diện tích để lắp đặt, khiến cho việc sử dụng chưa thực sự được áp dụng rộng khắp.

Hầm biogas làm từ nhựa composite
Hầm biogas làm từ nhựa composite

Ưu điểm

+ Vật liệu composite có độ kín, chấm thấm  và chịu được các tác động cơ học, vật lý lẫn áp lực cao có trong bể khí. Độ bền kéo dài hơn hầm biogas được xây dựng bằng gạch.

+ Dễ vận hành và lắp đặt, có thể di chuyển sang khu vực khác dễ dàng.

+ Việc bảo trì phù hợp, không tốn quá nhiều công sức và thời gian.

+ Sau khi đổ phân vào có thể sử dụng sau một thời gian ngắn, hiệu quả lên men cao, khí gas lớn.

Nhược điểm

+ Gây ô nhiễm môi trường, khí thải có mùi nồng đậm khó ngửi và khó dọn dẹp sạch sẽ.

+ Chi phí lắp đặt cao, chỉ thích hợp với các hộ chăn nuôi vừa, hộ có diện tích quá nhỏ sẽ khó mà lắp đặt hoặc cần sử dụng không nhiều.

Hầm biogas làm từ màng chống thấm hdpe

Hầm biogas làm từ màng chống thấm HDPE là loại hầm phổ biến với hiệu quả kinh tế cao cùng chi phí cực rẻ, không những thế những ưu điểm mà nó mang lại hoàn toàn có thể khắc phục các nhược điểm của các loại hầm đã nêu trên.

Chi phí lắp đặt

Chi phí cho một hầm biogas sử dụng bạt chống thấm rất thấp, thấp nhất trong các loại hầm biogas đã được nhắc đến và đề cập phía trên, chỉ dao động từ 100.000đ/m3-300.000đ/m3. Đối với một hộ chăn nuôi từ nhỏ, vừa hay lớn thì con số này quả là hấp dẫn, không những thế nó còn đáp ứng chất lượng tốt nhất, chứ không vì rẻ mà không tốt.

Hầm biogas làm từ màng chống thấm HDPE
Hầm biogas làm từ màng chống thấm HDPE

Ưu điểm

+ Hầm biogas trang bị bạt chống thấm HDPE được đảm bảo về độ bền, kín khí hoàn toàn, không phải lo lắng về việc rò khí do lỗ hổng khi lắp đặt như hầm bằng gạch, không nhưng vậy còn có tính đàn hồi, chịu được nắng, gió, chống ăn mòn bởi axit và ba zơ.

+ Nguyên vật liệu được sử dụng đa dạng mà hiệu quả đem lại cũng tương đương thích hợp với nhiều hình thức sản xuất khác nhau từ chăn nuôi gia súc, các loại hình nhà máy chế biến thịt, nhà máy bia,… hay ngay cả đến các bãi rác.

+ Quá trình lên khí gas nhanh và khí gas rất nhiều, nhiệt độ của loại hầm này là nhiệt độ kỵ khí tối ưu. Tự động phá váng mà không cần các quá trình thủ công hớt váng hay các công đoạn khác.

+ Công việc lắp đặt diễn ra nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và chi phí thi công. Đỡ được phần nào chi phí cho các hộ chăn nuôi.

+ Nếu có bùn hoặc váng đọng cần hút  thì công việc cũng vô cùng đơn giản, không cần mở nắp hầm và làm thủ công mà có công nghệ lắp đặt dễ dàng sử dụng trong mọi trường hợp.

+ Vì loại hầm này chống lại được phần lớn các tác nhân từ môi trường nên nó có thể dễ dàng lắp đặt ở bất kỳ địa hình nào hoặc bất cứ nơi đâu mà chủ sở hữu muốn. Việc lắp đặt đơn giản nên các chủ đầu tư có thể tham gia để giảm thiểu chi phí xuống thấp nhất có thể. Việc di chuyển hầm dễ dàng, không tốn nhiều công sức.

+ Công đoạn xử lý chất thải được thực hiện rất tốt nên ít gây ô nhiễm môi trường, các khi gây hại như COD, SS,… giảm xuống hơn 50% nên khá thân thiện, nước thải không có mùi hôi thối như các loại hầm trên.

+ Dễ bảo trì và bão dưỡng, chi phí để bảo trì cũng rất thấp.

Nhược điểm

+ Chỉ có thể xây dựng các hầm lớn. Điều này là một điểm trừ khá lớn vì các hộ chăn nuôi ở Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, việc sử dụng các hầm lớn là quá sức đối với họ khi diện tích đất không cho phép sử dụng mặc dù chi phí rất nhỏ mà đem lại hiệu quả rất lớn.

+ Thời gian sử dụng của loại hầm này cũng chưa được tối đa hóa, không lâu dài, bên cạnh sự vượt trội về tính bền và chống thấm hay các tác nhân trên thì hầm biogas sử dụng bạt chống thấm HDPE lại dễ hư hỏng bởi các loại gặm nhấm, dễ dàng cắn hỏng và không chịu được tác nhân vật lý quá lớn.

Trên đây là một số loại hình hầm biogas phổ biến nhất hiện nay, để có thể so sánh và chỉ ra đâu là loại hình đem lại lợi thế nhất cho chủ đầu tư thì có lẽ cần xem xét đến yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm nhất. Ví dụ, nếu xét đến các hộ chăn nuôi nhỏ không đủ kinh phí để đầu tư thì hầm biogas xây bằng gạch là tốt nhất, nếu các hộ chăn nuôi có điều kiện hơn và cần đến một chất liệu đem lại hiệu quả cao hơn thì hầm biogas bằng nhựa composite là giải pháp, nếu các trang trại, nhà máy lớn muốn sử dụng hầm biogas thì hầm với bạt chống thấm HDPE là lựa chọn tối ưu nhất.

Xem thêm:

>> Xử lý nước thải chăn nuôi với hầm biogas HDPE

>> Quy trình thi công hầm biogas HDPE

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *