Tóm gọn những lưu ý để sử dụng HĐĐT một cách dễ dàng

Việc đọc – hiểu và áp dụng thông tư 68/2019/TT-BTC vào quá trình sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp luôn là một khó khăn, thách thức. Cách sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào để đảm bảo việc triển khai nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật? Để giúp doanh nghiệp thâu tóm những nội dung chính, những lưu ý chính khi triển khai hóa đơn điện tử theo thông tư 68, trong bài viết này sẽ tổng hợp chỉ ra những điểm cần chú ý nhất, giúp doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn trong quá trình triển khai sử dụng hóa đơn điện tử.

Sử dụng hóa đơn điện tử
Sử dụng hóa đơn điện tử

1. Bán hàng hóa, dịch vụ là phải lập hóa đơn kể cả hóa đơn dưới 200.000 VNĐ

2. Hóa đơn điện tử phải có ngày ký

3. Hóa đơn điện tử có 2 dạng:

Hóa đơn có mã của cơ quan thuế
– Các công ty không có gì đặc biệt
– Hộ kinh doanh
– Siêu thị, nhà thuốc, bán lẻ sẽ phải xuất hóa đơn trực tiếp từ máy tính tiền (cơ quan thuế sẽ kết nối trực tiếp hệ thống với máy tính tiền của các đơn vị bán lẻ)
Hóa đơn do cơ quan thuế cấp từng lần dành cho
– Hóa đơn bán hàng
– Hóa đơn cung cấp dịch vụ
– Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, tạm ngừng kinh doanh mà vẫn muốn bán hàng
Hóa đơn không có mã của cơ quan thuế

>>Những điều cần biết để tìm được dịch vụ cho thuê máy chủ uy tín

>> Học kế toán thực hành ở tphcm tốt nhất 
4.  Sửa chữa sai sót hóa đơn (cả có mã và không có mã)
– Hóa đơn điện tử nếu chưa gửi hóa đơn cho người mua thì bên bán hàng hóa sẽ thông báo cho Cơ quan thuế theo mẫu số 04
– Hóa đơn đã gửi cho người mua thì:
  + Trường hợp sai tên, địa chỉ: thông báo mẫu 04, NĐ 119/2018/NĐ-CP
 + Trường hợp sai tiền, sai tên hàng hóa, mã số thuế: Lập biên bản thỏa thuận; thông báo theo mẫu 04 đồng thời lập hóa đơn mới (ghi nội dung thay thế cho hóa đơn số…ngày…)
5. Hiện nay có thể dung hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử song song.
6. Chữ ký số người mua trên HD điện tử (Trong TH người mua có chữ ký số): đây là tiêu thức bắt buộc.
Công văn 2402 hướng dẫn những TH không cần chữ ký của người mua, cách sử dụng hóa đơn điện tử  khi DN có mong muốn thì phải gửi CV đến CQT để được trả lời xem có được miễn hay không?
7. Hóa đơn điện tử không được đính kèm bảng kê
8. Hóa đơn điện tử có sai sót thì không được lập biên bản giấy ký tay nếu cả 2 đều có chữ ký số.
Với 8 lưu ý trên, hi vọng đã giúp doanh nghiệp giải đáp được thắc mắc về cách sử dụng hóa đơn điện tử; giúp doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, dễ dàng, chính xác theo quy định của pháp luật.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *