Để có thể bắt đầu cho một công việc kinh doanh không phải là điều dễ dàng. Chúng ta cần phải học hỏi và chuẩn bị cho mình rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, thậm chí là phải trải qua nhiều quá trình thất bại mới có thể đạt được thành công.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn 4 nguyên tắc để có thể khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên trước khi làm cụ thể hơn về 4 nguyên tắc này, chúng tôi muốn nói với bạn nhiều hơn về quá trình trước khi bạn khởi nghiệp hay là việc bạn thành lập một doanh nghiệp cho riêng mình.
Một doanh nghiệp mới thành lập thường được ví như một con tàu chưa hoàn thiện và bạn chính là người lái tàu. Trên tàu là một đoàn thủy thủ chưa phải trải qua nhiều sương gió, bão táp được ví như là đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm. Xung quanh con tàu là những đàn cá mập hung ác, những đối thủ cạnh tranh đang trực chờ nuốt chửng bạn. Vậy làm sao để bạn có thể nắm vững tay lái và đưa con tàu của mình đến điểm an toàn? Trong kinh doanh cũng vậy, trước khi bạn bước trên con đường khởi nghiệp của mình cũng cần phải làm rõ mục đích kinh doanh của mình là gì? Bạn sẽ kinh doanh trong lĩnh vực nào? Sản phẩm dịch vụ kinh doanh chính là gì? Từ những cơ sở này bạn sẽ để ra cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố như: nguồn lực, tài chính…
Còn bây giờ chúng ta sẽ cùng làm rõ hơn về 4 nguyên tắc khởi nghiệp kinh doanh nhé.
4 nguyên tắc khởi nghiệp kinh doanh thành công
Nguyên tắc 1: Định vị thị trường
Trước khi kinh doanh, bạn cần phải nghiên cứu, xác định được thị trường mà mình sẽ tồn tại trong đó nó như thế nào. Cần phải làm rõ đâu là thị trường mục tiêu mình sẽ theo đuổi và trong đó đâu là khách hàng tiềm năng hay là khách hàng trong tương lai, đâu là khách hàng hiện tại hay chính là khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Để đảm bảo tính chính xác trong định vị thị trường bạn cần phân đoạn, phân khúc thị trường thành nhiều miếng bánh nhỏ và lựa chọn cho mình một góc bánh.
Nguyên tắc 2: Phát triển sản phẩm, dịch vụ
Ngay nay, đời sống của con người ngày càng được nâng cao cùng với đó nhu cầu của con người cũng tăng lên. Ngoài những nhu cầu hiện hữu ngay trước mắt chúng ta thì còn có những nhu cầu tiềm ẩn mà chính khách hàng cũng không nhận ra, cần các doanh nghiệp khám phá và tác động đến nó. Vì vậy, các sản phẩm mà bạn cũng cấp phải đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng thì bạn mới có thể giữ chân được họ. Một kinh nghiệm xương máu cho các doanh nghiệp chính là bán những gì khách hàng cần mà không bán những gì chúng ta có. Bạn muốn tồn tại được lâu trên thị trường thì đừng quên điều này nhé.
Nguyên tắc 3: Chuẩn bị nguồn lực đầy đủ
Khi bạn đã xác định được cho mình một thì trường mục tiêu, khách hàng và các sản phẩm mình cung cấp mà lại không có nguồn lực cần thiết để thực hiện thì không thể nào phát triển được. Bạn cần chuẩn bị cho mình nguồn lực cần thiết, đó là vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, là nguồn nhân lực… Ngoài ra, năng lực quản lý của người đứng đầu cũng rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 4: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp đều có cho mình một nét văn hóa riêng, nó không có chuẩn mực nào cả mà phụ thuộc chủ yếu vào chủ doanh nghiệp cũng như đội ngũ công nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn, là niềm tin của doanh nghiệp và nó đóng một vai trò không nhỏ đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp không cạnh tranh trên thị trường bằng sản phẩm, dịch vụ mà họ đã lựa chọn văn hóa doanh nghiệp là vũ khí cạnh tranh chính. Loại vũ khí này cũng đã mang lại cho họ rất nhiều thành công.