Điện toán đám mây hiện vẫn đang là một công nghệ mạnh mẽ cho phép việc tính toán qua internet. Điện toán đám mây được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng để giảm chi phí vốn và chi phí hàng ngày, đồng thời công nghệ này cũng cho phép chạy các ứng dụng trực tuyến có hiệu suất cao như phần mềm dưới dạng dịch vụ hoặc truyền thông hợp nhất dưới dạng dịch vụ. Điện toán đám mây ngày càng trở nên quan trọng với hơn 25% doanh nghiệp Mỹ và châu Âu sử dụng các đám mây công cộng, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 44% vào năm 2021. Các tổ chức thường sử dụng kết hợp đám mây công cộng và các giải pháp đám mây riêng được gọi là đám mây lai và thông thường có nhiều hơn một nhà cung cấp đám mây, được gọi là đa đám mây (multicloud).
Ứng dụng của Dịch vụ Diện toán đám mây: Cloud VPS
Mỗi tổ chức thường sử dụng nhiều loại điện toán đám mây khác nhau, điều này tạo ra một chút phức tạp, làm tăng khả năng các đám mây này biến thành bão khi dữ liệu và các ứng dụng được sử dụng trên nhiều giải pháp đám mây. Dàn nhạc đám mây chính là quá trình quản lý nhiều khối lượng công việc trên nhiều giải pháp đám mây một cách tự động, với mục tiêu là tổng hợp các khối lượng công việc khác nhau vào một luồng công việc duy nhất. Tương tự như thách thức đối với một dàn nhạc đó là làm sao để tất cả các công cụ hòa quyện được với nhau. Dàn nhạc đám mây được ví như người nhạc trưởng có nhiệm vụ kiểm soát việc thực hiện và giữ mọi thứ đồng bộ. Điều này có thể khá khó khăn khi dàn nhạc đám mây liên quan đến các hệ thống không đồng nhất bao gồm cả các giải pháp đám mây công cộng và các giải pháp đám mây riêng, vì chúng thường tách biệt về mặt địa lý và khác biệt về yêu cầu quản lý các mạng kết nối.
Dàn nhạc đám mây và tự động hóa đám mây
Một thuật ngữ liên quan đến dàn nhạc đám mây là tự động hóa đám mây và thường thì hai cụm từ này được sử dụng thay thế cho nhau mặc dù chúng không phải là các từ đồng nghĩa. Tự động hóa đám mây liên quan đến việc chỉ kiểm soát một yêu cầu duy nhất, ví dụ như khi khởi chạy một máy chủ web và bạn muốn quá trình này lặp lại nhanh chóng một cách tự động mà nhà điều hành ít phải can thiệp nhất. Để quá trình tự động hóa diễn ra thì việc mã hóa phải tiến hành thủ công. Tự động hóa đám mây được hiểu là một quá trình độc lập và chỉ kiểm soát duy nhất một khối lượng công việc.
Mặt khác, dàn nhạc đám mây cũng liên quan đến sự phối hợp nhiều nhiệm vụ khác nhau. Khi đó, các yêu cầu mã hóa thủ công thường ít hơn vì các yêu cầu mã hóa sẽ được xây dựng dựa trên tự động hóa đám mây, điều này giúp hạn chế việc phải thực hiện các công việc không cần thiết. So với tự động hóa đám mây, dàn nhạc đám mây hoạt động dựa trên mức độ phối hợp cao hơn vì các quy trình đã được sắp xếp hợp lý thông qua quá trình tự động hóa đám mây.
Về mặt học thuật, mặc dù có sự khác biệt giữa tự động hóa đám mây và dàn nhạc đám mây nhưng trên mặt thực tế, chúng thường được sử dụng đồng thời vì khi kết hợp với nhau thì khối lượng công việc được hỗ trợ hiệu quả, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí.
Dàn nhạc đám mây cũng được sử dụng với công nghệ container (công nghệ ảo hóa) như là một cách hiệu quả để giảm chi phí và dễ dàng mở rộng triển khai các ứng dụng trên cả các nhà cung cấp đám mây công cộng và các nhà cung cấp giải pháp đám mây riêng. Phần mềm chứa mã nguồn mở Kubernetes cũng cung cấp dàn nhạc đám mây kèm theo các giải pháp dàn nhạc khác, bao gồm VMWare và OpenStack để hỗ trợ tích hợp vùng chứa.
Mô hình dàn nhạc đám mây
Có hai loại mô hình dàn nhạc đám mây: đám mây đơn và đa đám mây. Đối với mô hình đám mây đơn lẻ, tất cả các ứng dụng chạy trên cùng một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Đối với mô hình này việc thiết lập sẽ đơn giản hơn. Một mô hình phức tạp hơn nhưng cũng mạnh mẽ hơn là thiết lập mô hình đa đám mây. Với mô hình này, các ứng dụng được đặt trên các nền tảng đám mây khác nhau và dàn nhạc đa đám mây sẽ kết nối chúng để chúng có thể hoạt động như một hệ thống đám mây đơn lẻ có khả năng dự phòng cao.
Đọc thêm dịch vụ thuê máy chủ
Cách tiếp cận dàn nhạc đám mây có một số ưu điểm như sau:
Giảm chi phí – Bằng cách phối hợp các quy trình, dàn nhạc đám mây giúp giảm lượng tài nguyên công nghệ thông tin cần thiết và giảm số lượng quản trị viên hệ thống.
Nâng cao năng lực – Do các nguồn lực vật lý được kết hợp với các nguồn tài nguyên ảo nên năng lực tổng thể sẽ gia tăng khi nhu cầu tăng cao đỉnh điểm, điều này cho phép mở rộng nhanh chóng ngay khi cần thiết.
Hiệu quả – Dàn nhạc đám mây có khả năng đơn giản hóa việc quản lý các tác vụ lặp đi lặp lại thông qua quá trình tự động hóa. Dó đó, cần ít nhân viên CNTT hơn và họ có thể được phân công lại cho các công việc khác.
Hỗ trợ DevOps (DevOps là từ viết tắt của cụm từ Development and Operations. Devops là một thuật ngữ trong phát triển phần mềm để chỉ mối liên quan giữa quá trình phát triển và quá trình vận hành) – Dàn nhạc đám mây hỗ trợ các cổng tự phục vụ, cho phép người dùng lựa chọn từ các dịch vụ tiêu chuẩn. Điều này tạo điều kiện cho đội ngũ DevOps đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Kết nối tốt hơn – Dàn nhạc đám mây cung cấp kết nối với các thiết bị không đồng nhất đồng thời cũng cung cấp khả năng phục hồi cao hơn.
Dàn nhạc đám mây hoạt động như thế nào?
Dàn nhạc đám mây được thực hiện thông qua một nhà cung cấp, ví dụ như IBM Cloud Orchestrator, nhà cung cấp này hỗ trợ các đám mây công cộng, các giải pháp đám mây riêng và các đám mây lai. Việc sử dụng nền tảng này dự kiến giảm thời gian phân phối dịch vụ tới 90% và giảm thời gian cấp phép. Bằng cách tự động hóa hoàn toàn các tác vụ thủ công trước đây, các quy trình phổ biến sẽ được triển khai từ đó giúp giảm thiểu chi phí. Đổi mới sáng tạo cũng sẽ được đẩy mạnh trên các dịch vụ đám mây công cộng trong khi các chính sách kinh doanh cũng được áp dụng một cách nhất quán. Bên cạnh đó thỏa thuận mức dịch vụ (SLA) cũng được đáp ứng.
IBM Cloud Orchestrator 2.5 bao gồm 2 cấp độ: phiên bản cơ bản và phiên bản cho doanh nghiệp (Base and Enterprise Edition). Cả hai phiên bản này đều bao gồm nền tảng tiên tiến, một cổng dịch vụ tự tùy biến, có thể tự động hóa nhiều quy trình CNTT và cho phép làm việc với nhiều nhà cung cấp đám mây bao gồm Amazon EC2, Microsoft Azure và SoftLayer của IBM. Phiên bản cho doanh nghiệp còn bổ sung các trang tổng quan về hiện trạng tức thời, báo cáo việc sử dụng đám mây có nhiều người thuê và cả phân tích năng lực.
Một nghiên cứu điển hình về việc triển khai công nghệ dàn nhạc đám mây của IBM Cloud Orchestrator là công ty về thiệp chúc mừng American Greetings. Hiệu quả mà họ đã đạt được đó là giảm chi phí phần cứng xuống 300%, đồng thời giảm thời gian triển khai máy chủ từ 20 giờ xuống còn 5 phút – giảm 99,6%.
Dàn nhạc đám mây mã nguồn mở
Một ví dụ khác về nhà cung cấp dàn nhạc đám mây là Cloudify. Đây là dàn nhạc đám mây mã nguồn mở “được thiết kế để tự động hóa việc thực hiện, cấu hình và khắc phục các ứng dụng và dịch vụ mạng thông qua việc triển khai đám mây lai và chồng xếp”. Cloudify mô tả nhiều khối hợp nhất bao gồm:
Các thực hành DevOps tốt nhất cho phép quản lý mạng thông qua mã
Cho phép số lượng lớn người thuê có thể quản trị tài nguyên đám mây một cách tự động
Một hệ thống quy trình công việc mạnh mẽ được thiết kế cho “khả năng chịu lỗi và khắc phục”
Hỗ trợ tạo bản thiết kế
Cho phép nhiều nhóm có thể làm việc trên cùng một nền tảng với khả năng giám sát các ứng dụng và dịch vụ mạng
Hỗ trợ API Pluggability
Cloudify cung cấp một học viện điện toán đám mây phục vụ các nhóm học tập và hội họp.
Đọc thêm:
máy chấm công nhận diện khuôn mặt
Top ngành kinh doanh thu siêu lợi nhuận
Với sự nổi lên của công nghệ đám mây ở tất cả các biến thể của nó, dàn nhạc đám mây được dự đoán là ngày càng có vai trò quan trọng, cung cấp cho người dùng cuối các trải nghiệm liên tục và liền mạnh. Cũng giống như một nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc, một dàn nhạc đám mây tốt có khả năng phát huy vai trò nhiều hơn nữa trong tương lai.