Hướng dẫn phân loại dầu thủy lực

Dầu thủy lực là gì và bao gồm những loại nào? Vậy chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu khái niệm cũng như cách phân loại dầu thủy lực qua bài viết dưới đây của congnghe360 để có cái nhìn khái quát nhất cũng như có sự lựa chọn thông minh khi sử dụng nhé!

1. Dầu thủy lực là gì?

Dầu thủy lực là loại dầu nhớt chuyên để bôi trơn các hệ thống máy móc. Dầu được pha chế theo công nghệ hiện đại dưới sự kết hợp của dầu gốc cao cấp và hệ phụ gia đa năng có tác dụng truyền tải năng lượng.

Khi bôi dầu thủy lực vào những đối tượng cụ thể thì dầu sẽ phát huy tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát, từ đó giúp cho sự chuyển động trở nên trơn tru, mượt mà hơn.

Dầu thủy lực là loại dầu nhớt chuyên để bôi trơn

Trước khi bôi dầu thủy lực thì bạn cần quan tâm tới các yếu tố sau: Thiết bị được bôi trơn được đặt ở điều kiện thời tiết như thế nào? Trong điều kiện đó, các bộ phận thủy lực trong hệ thống truyền động hoạt động ra sao?

Các yếu tố về độ trơn, làm mát, chống ăn mòn, chống gỉ các chi tiết của máy móc sau khi được bôi trơn có hoạt động chính xác và ổn định hay không?…

Dầu thủy lực bôi trơn còn có tác dụng truyền áp suất và điều khiển dòng chảy giúp bề mặt giảm thiểu tối đa các lực ma sát và sự mài mòn khi va chạm gây ra. Bên cạnh đó, dầu cũng giúp cho thiết bị khỏi các yếu tố về ăn mòn và rỉ trên bề mặt.

Dầu thủy lực có thành phần chính là dầu khoáng, bên cạnh đó còn có thêm các chất phụ gia để đạt một số tiêu chuẩn đặc biệt.

Hiện nay, dầu thủy lực chống mài mòn (Antiwear hydraulic fluid) đang là loại dầu có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất, lên tới khoảng 80%.

Bên cạnh đó, còn có dầu chống cháy (fire-resistant fluid) chiếm khoảng 5% tổng thị trường. Loại dầu này có dầu nền nước (high water-basefluid), nhũ tương nước trong dầu, glycol và phosphate ester.

Trong thành thành của dầu thủy lực gồm các chất phụ gia và những chất này có tác dụng như: chống oxy hóa, chống ăn mòn, chống gỉ, chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, chất tạo nhũ, phụ gia diệt khuẩn, phụ gia tẩy rửa… Vì vậy, người tiêu dùng sẽ dựa theo mục đích sử dụng mà lựa chọn loại dầu phù hợp.

Bạn có thể tham khảo thêm các loại dầu nhớt honda trên website www.vilube.com hoặc  liên hệ  024 3632 1942 để được tư vấn.

2. Phân loại dầu thủy lực?

Với những đặc tính và thành phần như vậy thì phân loại dầu thủy lực như thế nào? Chúng ta có thể phân thành bốn loại gồm: dầu thủy lực gốc khoáng, dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu thủy lực chống cháy không pha nước và dầu thủy lực chống cháy pha nước.

Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng là được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ chiếm khoảng 80% . Các loại còn lại thì chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dầu trên thị trường.

Sơ đồ phân loại dầu thủy lực

Để nhận biết chức năng cũng như phân loại dầu thủy lực thì bạn có thể xem trên nhãn các loại dầu, ý nghĩa của các ký hiệu như sau:

  • HH: là ký hiệu để chỉ loại dầu khoáng tinh chế không có phụ gia
  • HL: dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉ, có tác dụng chống oxi hóa
  • HM: với những thiết bị đã bị mòn thì bôi dầu này có tác dụng cải thiện hệ thống
  • HR và HV: chỉ dầu thủy lực giúp tăng độ nhớt
  • HG: dầu có tác dụng chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy
  • HS: là ký hiệu của dầu tổng hợp không só tính chất chống cháy đặc biệt
  • HFAE: là dầu trong nước chống cháy, nhưng trong đó có 20% chất có thể cháy được.

Ngoài ra còn các ký hiệu khác như: HFAS, HKB, HFC với ý nghĩa lần lượt là tỷ lệ chất chống cháy pha trong nước có tối thiểu 80%, 25%, 35% khối lượng nước.

HFDR, HFDS, HFDT là dầu tổng hợp chống cháy trên cơ sở estecủa axit phosphoric, clo-hydrocacon và trên sơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS.

Với những chia sẻ về khái niệm, phân loại dầu thủy lực qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về dầu thủy lực.

Nếu còn những thắc mắc về chọn dầu nhớt honda vui lòng truy cập http://www.vilube.com/vi/news/nhung-dieu-can-biet-khi-chon-dau-nhot-xe-may-honda/ để tham khảo thêm.

Mời bạn tham khảo thêm bìa viết sau: Tương lai phát triển với du học Hàn Quốc ngành công nghiệp ô tô

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *